Khả năng tránh hệ thống phòng thủ chống tên lửa RT-2UTTKh_Topol-M

Tên lửa Topol-M và các phiên bản khác nhau của nó là RS-24 Yars (SS-27 Mod 2), RS-26 Rubezh (một phiên bản SS-27 khác) và RSM-56 Bulava (phiên bản SLBM-tên lửa phóng từ tàu ngầm của SS-27) được thiết kế để chống lại và né tránh hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại hoặc đang được phát triển của Hoa Kỳ.[25] Nó được cho là có khả năng thực hiện các động tác cơ động lẩn tránh để tránh bị tiêu diệt bởi các tên lửa đánh chặn, và có các biện pháp đối phó và mồi nhử.[26]

Một trong những tính năng đáng chú ý nhất của Topol-M là thời gian động cơ hoạt động sau khi phóng ngắn, giảm thiểu sự phát hiện của vệ tinh đối với các vụ phóng và do đó gây khó khăn trong cảnh báo sớm và đánh chặn của hệ thống phòng thủ tên lửa trong giai đoạn tăng tốc. Tên lửa cũng có quỹ đạo đạn đạo tương đối bằng phẳng, khiến việc đánh chặn nó là rất khó khăn.[27]

Theo tờ Thời báo Washington, Nga đã tiến hành thử nghiệm thành công đầu đạn có khả năng né tránh.[28] Tên lửa được phóng vào ngày 1 tháng 11 năm 2005 từ bãi thử nghiệm Kapustin Yar. Đầu đạn tên lửa thay đổi hướng đi sau khi tách ra khỏi tên lửa, gây khó khăn cho việc dự đoán quỹ đạo hồi quyển của đầu đạn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: RT-2UTTKh_Topol-M http://www.armscontrolwonk.com/archive/207196/crow... http://www.deagel.com/Ballistic-Missiles/Topol-M_a... http://www.highbeam.com/doc/1G1-15974595.html http://www.highbeam.com/doc/1G1-63794409.html http://www.highbeam.com/doc/1P2-688535.html http://www.janes.com/extracts/extract/jsws/jsws046... http://www.mputtre.com/id19.html http://www.washtimes.com/national/20051120-115514-... http://www.armscontrol.org/act/2000_06/topoljun http://missilethreat.csis.org/missile/ss-25-topol